Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014-2018

|

Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014-2018

Nâng cao hiệu quả sử d???ng lao động chính là nâng cao năng suất lao động, nâng cao mức sinh lời bình quân của người lao động và nâng cao hiệu quả xã hội. Việc nâng cao và cải tiến năng suất lao động tất yếu dẫn đến nâng cao hiệu quả sử d???ng lao động. Đây là yếu tố quan trọng góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện đời sống người lao động.
 
 
Năng suất lao động tính theo lợi nhuận của các doanh nghi???p công nghi???p
phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2014 - 2018
 
                                                           
Bảng trên cho thấy doanh nghi???p công nghi???p có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghi???p làm ăn hiệu quả nhất. Cụ thể bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2014-2018 mỗi người lao động trong khối doanh nghi???p này sinh lợi cho doanh nghi???p 109,31 triệu đồng. Trong khi ở khu vực doanh nghi???p công nghi???p nhà nước, mỗi người lao động chỉ sinh lợi 24,54 triệu đồng và ở doanh nghi???p ngoài nhà nước là 18,77 triệu đồng. Doanh nghi???p có vốn đầu tư nước ngoài có năng suất theo lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại hình doanh nghi???p khác, đó là do các doanh nghi???p có vốn đầu tư nước ngoài sử d???ng lao động hiệu quả hơn. Để có được thành công như vậy, các doanh nghi???p công nghi???p có vốn đầu tư nước ngoài đã có những đầu tư nhất định cho việc bồi dưỡng đào tạo tay nghề, ngoại ngữ .... khi tiếp nhận lao động vào làm việc. Điều đó đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động từ thu nhập thấp sang lao động có trình độ cao và thu nhập cao, đã chuyển đổi chất lượng từ thợ thủ công sang lao động lành nghề hoặc lao động chất lượng cao. Năm 2017, các doanh nghi???p công nghi???p có vốn đầu tư nước ngoài đã đào tạo và sử d???ng hơn 2,3 triệu công nhân kỹ thuật trong lắp ráp và vận hành. Từ đó đội ngũ này trở thành những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, hoặc những cán bộ quản trị giỏi và là nòng cốt cho các doanh nghi???p. Bên cạnh đó cũng góp phần để đào tạo lao động Việt Nam thay đổi theo nguyên tắc, tác phong công nghi???p và tuân thủ văn hóa doanh nghi???p.

Lao động doanh nghi???p ngoài nhà nước có mức sinh lời thấp nhất do chất lượng lao động của loại hình doanh nghi???p này rất hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghi???p còn yếu nên khả năng cạnh tranh không cao. Kỷ luật lao động nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghi???p. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghi???m làm việc.

Vậy để sử d???ng lao động hiệu quả không đơn thuần chỉ là nâng cao chất lượng lao động, mà mấu chốt ở đây là việc quản trị nguồn nhân lực trong nội bộ các doanh nghi???p đây là chìa khóa giúp cải thiện khả năng cạnh tranh đem lại thành công cho doanh nghi???p.

 
Năng suất lao động tính theo lợi nhuận của các doanh nghi???p công nghi???p phân theo ngành công nghi???p giai đoạn 2014 - 2018

 
Năm 2014, mỗi lao động trong ngành công nghi???p khai khoáng tạo ra lợi nhuận rất cao lên đến 392,18 triệu đồng/người. Đây cũng là đặc thù của ngành mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành này đã không còn lợi thế do có sự cạnh tranh với khoáng sản nhập khẩu. Ngành khai khoáng không còn đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nữa.

Giai đoạn 2014-2018, hiệu quả sử d???ng lao động của ngành công nghi???p chế biến rất thấp, bình quân mỗi năm mỗi người lao động chỉ tạo ra được 40,09 triệu đồng. Đó là do hàm lượng chất xám và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động, điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới, tính độc đáo của sản phẩm không cao. Mặt khác hầu hết các doanh nghi???p công nghi???p Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất. Ngay cả sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăng trưởng cao trong nhiều năm qua như: Hàng dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm và đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, ô tô, xe máy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa... cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu. Nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm như: giấy in, giấy viết, phôi thép và thép cán, lốp xe...Việc nhập khẩu với số lượng lớn nguyên liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính chủ động của doanh nghi???p Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái... Ngoài ra, việc phải nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác, như vận chuyển, thủ tục hải quan, cảng, bảo hiểm... Tất cả các chi phí này đều ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như của doanh nghi???p.

Năng suất lao động của ngành công nghi???p điện, ga, nước trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng, năm 2016 đạt 127,72 triệu đồng/người, đến năm 2018 tăng lên 233,64 triệu đồng/người. Chất lượng lao động được cải thiện cùng với giá nguyên liệu đầu vào của ngành là than và dầu giảm mạnh đã tác động tích cực đến nhiều doanh nghi???p điện. Ngoài ra, doanh nghi???p điện còn được hỗ trợ bởi nhu cầu điện tăng cao.

Có thể nói, tới nay, trong ba khu vực kinh tế, khu vực doanh nghi???p công nghi???p có vốn đầu tư nước ngoài luôn dẫn đầu về hiệu quả sử d???ng lao động. Mặc dù hiệu quả sử d???ng lao động các ngành công nghi???p những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng lên, song, so với các nước trong khu vực và trên thế giới hiệu quả sử d???ng lao động của doanh nghi???p công nghi???p Việt Nam được cho là thấp.

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả sử d???ng lao động, các doanh nghi???p công nghi???p cần đưa ra những giải pháp kịp thời, chính xác trong nâng cao chất lượng lao động, đổi mới công nghệ, tự chủ nguồn nguyên liệu. Về phía nhà nước cần tăng cường quản lý tạo cơ chế chính sách cho doanh nghi???p phát triển./.

 
Lê Thu Trang- Đỗ Thu Hương
Trường Đại học Lao động và Xã hội

Link Tải Xuống trên đường Mahjong